Pages

Ads 468x60px

Featured Posts

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Tế Hanh và lần đến thăm Côn Đảo

     Không phải chỉ có các nấm mồ trên mặt cát, mà dưới các nấm mồ còn năm, bảy lớp xương tù, đào sâu xuống 5 mét còn xương trắng. Thăm banh I, banh II, xà-lim 13, xà-lim 15, từng giam các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, v.v… Tôi tần ngần đứng mãi trước xà-lim giam Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hầm xay lúa Bác Tôn. Lịch sử từng qua đấy.

Tế Hanh và lần đến thăm Côn Đảo

Thăm các trại, các banh:

Xuân về cấm cố một nơi

Xuân về hai trại một trời cách xa.

     Nhưng rồi không phải là trại nữa. Mà là chuồng. Chuồng bò, chuồng heo, chuồng cọp… Tên là tên thú, nhưng để giam người. Chúng muốn hạ nhân phẩm chúng ta với cái tên chuồng ấy.

Trong chuồng cọp máu quanh tường lớp lớp

Sào bịt đồng đăm thọc nát thịt xương

Vôi bột tuôn, nước dội tiếng kêu hờn

 Anh trước nga, em sau liền tiến tới

     Ta thường nói chiến trường, chiến trường biên giới, chiến trường Stalingrad, chiến trường Quảng Trị cổ thành. Côn Đảo cũng là một chiến trường suốt một thế kỷ này. Với nghĩa bóng và nghĩa đen, máu bầm đen của nó:

… Tám phòng chiến địa, chiến trường xa quê

… Thương người tù đổ máu tay không

     Với tinh thần bất khuất trên chiến trường ấy, người tay không đã thắng.

     Hình như sau mười năm, ta quên dần tội ác và hình ảnh cụ thể của Mỹ – ngụy. Ta cũng bắt đầu gọi “chế độ cũ” một cách khái quát nhẹ nhàng, xem nó như một thứ chế độ nào, có tốt có xấu.

    Hình như có người quên mất cái tay từng cầm sào bịt đồng đâm thọc vào ta, cái tay dội nước, tuôn vôi bột mà lại nhớ nó có khi cầm sách hay cầm đàn. Hình như cái hình ảnh anh cán bộ thoái hóa, anh bộ đội biến chất, lắm lúc có thể phần nào xóa nhòa, che chở, cứu rỗi cho bọn ác ôn xưa nữa! Không được! Tôi muốn mọi người đến thăm các nhà tù cũ, thăm Côn Đảo, những nơi mà kẻ thù là kẻ thù và ta chính là ta.

     Tập thơ này góp phần vào việc đó.Đất nước thừa người làm thơ mà thiếu người viết sứ. Không câu thơ viếng mộ các anh hùng.Có lần tôi đã viết như vậy. Nhưng các bạn trong tập này đâu có làm thơ!

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho tre em

Thơ và tù ngục

… Giải phóng quân mở cửa cả nhà giam

 Đất nước Việt: Bắc – Nam – Trung thống nhất…

… Trận cuối cùng giành độc lập tự do

Kìa nắng mới: chói ngời qua song sắt

      Những câu thơ tiên tri ánh sáng, báo hiệu ngày lên như vậy là viết giữa bóng đêm, không phải chỉ sau song sắt mà trong xích xiềng và trước mũi súng các nhà tù Mỹ – ngụy.

Thơ và tù ngục

       Giữa lễ kỷ niệm mười năm giải phóng, in một tập thơ của anh chị em ta viết trong các nhà tù, cũng không phải vì các bài thơ ấy, vì các anh chị em làm ra thơ ấy, mà vì hàng vạn đồng chí khác trong bóng đêm đã góp phần làm ra ánh sáng ngày nay. Chớ chuyện thơ trong tù là chuyện cũ mèm!

       Cách đây ngót một thế kỷ, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã viết THI TÙ TÙNG THOẠI (nói chuyện thơ tù). Cách đây ngót một thế kỷ, chí sĩ Lã Xuân Oai trước lúc qua đời (1891) còn để lại CỒN ĐẢO THỈ TẬP, có thể là tập thơ sớm nhất từ địa ngục trần gian này. Cả nước vừa kỷ niệm 150 năm ngày sinh thi hào dân tộc Nguyễn Khuyến. Chính Nguyễn Khuyến trong bài văn tế Lã Xuân Oai cũng nhắc đến Côn Lôn:

Thương thay tiên sinh

Trường học chửa sang sửa kịp, áo tù đã khoác lên mình

 Và cuối cùng phải đi đày ở Côn Lôn vậy!

        Chuyện cũ mèm. Thế nhưng in một tập thơ tù, tù Côn Đảo, lúc này lại là điều cấp bách. Chủ tịch Trường Chinh đến thăm Côn Đảo có nhắc đến “Tác dụng giáo dục truyền thống cách mạng thế hệ này và các thế hệ mai sau” của Đảo. Thế nhưng chúng ta đã làm được những gì sau lời căn dặn này?

        Cách xa đất liền hàng trăm cây số bể trời, lùi xa trong thời gian 10 năm từ ngày giải phóng, có phải Côn Đảo cũng tụt xuống trong thứ bậc quan tâm suy nghĩ của ta chăng?

       Hầu hết các lãnh tụ yêu nước trước Đảng: Lã Xuân Oai, Đặng Nguyên cẩn, Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh… và rất nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng ta: Bác Tôn, đồng chí Lê Duẩn, chủ tịch Phạm Văn Đồng đều bị giam ở Côn Đảo. Côn Đảo từ hơn trăm năm nay gắn liền với phong trào cách mạng cả nước. Và cũng chỉ cả nước mói có điều kiện, có sức, có tiền để lo cho Côn Đảo. Ngay việc lấy tài liệu để viết về Côn Đảo có khi phải làm từ những noi cách Côn Đảo hàng nghìn cây số, như quyển BẤT KHUẤT của đồng chí Nguyễn Đức Thuận, ta phải làm từ Hà Nội, hay tập này tại thành phố Hồ Chí Minh. Và đã lo cho Côn Đảo, cho các nhà tù cũ, ta phải lo gấp: Nhiều đồng chí ta từ các noi ấy trở về năm 1975, nay cũng đã qua đời hay già yếu, không nhớ rõ được các chuyện cũ. Ai đó bảo tôi rằng nhà lao lớn của Mỹ – ngụy ở Phú Quốc mất đi nhiều dấu tích! Và khi tôi ra thăm Côn Đảo, thì bút tích anh em trên các bức lường có noi được quét vôi, hoặc là thời gian rêu phủ rồi.


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Tế Hanh thổi tình người vào những thứ anh viết

       Ấy thế, mà với con người thích những gì êm đềm, gần gũi ấy, Cách mạng đã đến và đưa đi xa. Đi vào nhân dân, đi vào lịch sử đang sôi động, vào cả những con bão lửa dữ dằn, xáp trận với quân thù. Không phải anh bị động, bị đưa đi, như kẻ thù của chúng ta thường hay nói “bị tẩy não, cải tạo” gì gì… Chính chúng ta chủ động ra đi, sang bên kia bờ tư tưởng: Sang bờ tư tưởng ta lìa ta Một tiếng gà lên tiễn nguyệt tà.


Tế Hanh thổi tình người vào những thứ anh viết

        Ta lìa ta, nhưng cũng để lại gặp ta, ở một noi đẹp hơn, trong một tư thế cao hơn. Tế Hanh không bị đánh mất trong cuộc đi xa. Trái lại, từ một Tế Hanh mảnh khảnh, yếu đuối ban đầu, chúng ta đã có thêm nhiều Tế Hanh nửa, trước kia Tế Hanh không ngờ tới, và làm sao Hoài Thanh đoán được. Tế Hanh viết về đấu tranh thống nhất, Tế Hanh tả các công trình chủ nghĩa xã hội, Tế Hanh trên các đề tài quốc tế, Tế Hanh làm thơ thiếu nhi, Tế Hanh đả kích kẻ thù. Và giữa bao nhiêu cái rộn ràng ấy, thì cái lõi, cái thực chất Tế Hanh, người tình nhân, vẫn còn lại đó:

        Ngày mai đây trong biến động liên hổi Anh không thể giữ cả nhưng gì yêu quý nhất Nhưng tình anh đối với em không thể mất người tình nhân trong anh bây giờ vẫn tặng những gì gần gũi:

Một chút buồn trong nắng trong cây

 Một chút buồn trong gió trong mây

Nhưng mà anh đã đi xa về! Tặng vật phải có gì khác nữa:

Tặng em thế kỷ chúng ta

 Nỗi vui nỗi khổ đều qua vội vàng

        “Tặng em thế kỷ chúng ta”, đây là cái thời đại, lịch sử đem đến. Nhung “nỗi vui nỗi khổ”… đấy lại Tế Hanh rồi. Cái giỏi của Tế Hanh là ờ chỗ ấy. Anh đã làm cho các điều xa lạ hóa thân quen:

Tưởng như trăng gió không thay đổi

Mà tấm lòng tôi đãkhác xa

        Đọc thơ anh, bảo rằng đã khác xa cũng được. Mà bảo là không thay đổi cũng được:

Em đang gieo giống, anh chào

 Bóng anh lái máy ngả vào tay em

          Gieo giống, lái máy là chuyện khá xa với tình yêu. Nhưng thuần hóa nó thế nào mà Tế Hanh đã đưa nó vào rất đỗi hồn nhiên, tự nhiên trong câu thơ có anh và em muôn thuở:

Tên lửa sáng đi vào vũ trụ

Qua chòm sao Thết Nữ ghé chơi

           Vũ trụ, chòm sao, tên lửa là chuyện ở trên trời. Nhưng ghé chơi, thì đã lại gần rồi. Tế Hanh đã đưa các chuyện cực vời xa vào quỹ đạo tình cảm quen thuộc dưới mặt đất:

Sáng tứ Matxcơva

Mùa đông bay tuyết trắng

 Chiều đã đến Yalta

Mùa thu còn húng nắng

         Những điểm không gian xa đã nhịp theo cái nhịp điệu thời gian thu đông, chiều sáng rất gần.

        Tế Hanh đã cưỡng lại cái hướng đi của cuộc sống đề gần ư, cuộc sống đang muốn đưa chúng ta đi xa, xa nữa. Không phải, chính khi anh “gần hóa” các sự vật kia, là anh đang viết trong hướng thuận, chứ không phải hướng nghịch. Cách mạng dù đưa chúng ta đi xa đến đâu cũng để làm cho chúng ta gần, gần với nhân dân, gần với nhân tình. Và nếu có một kỹ thuật của Tế Hanh thì cũng là kỹ thuật này: anh thổi cái tình người vào hạt giống, máy cày, chòm sao, tên lửa, vào cái tên sao trên trời hay tên phố dưới đất… làm cho nó thấm tình người, cho nó có hồn người, cái hồn như mảnh hồn làng anh từng viết.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ thiếu nhi hay

Thơ Tế Hanh chữ ít mà nghĩa rất nhiều

        Có những bài thơ Tế Hanh, khi đạt là như vậy. Chữ ít mà nghĩa rất nhiều. Không phải nghĩa nữa, đó là hồn, tâm hồn, cái không thể đo bằng đơn vị chữ hay nghĩa.

Thơ Tế Hanh chữ ít mà nghĩa rất nhiều

Phố này đêm ấy có trăng

Cùng đi một quang nói bằng lặng im

Phố này anh đến tìm em

Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây

Anh theo các phốđó đây

Thêm yêu Hà Nội vắng đầy cả em

        Vắng mà đầy, lặng im mà là tiếng nói, bóng cây mà chính bóng người, thơ là đưa ta vào cái quãng “khả giải – bất khả giải chi gian” ấy, thực hư, hư thực. Vẫn là câu chuyện mảnh hồn làng trên cánh buồm làng.

         1939, Nhất Linh viết về Tế Hanh: “Có thể gọi hai bài thơ Quê hương và Vu vơ là hai bài thơ hay của thi ca Việt Nam và hai bài đó xác định giá trị về nhà thơ Tế Hanh”. Từ ấy đến nay, trên 45 năm, ngót nửa thế kỷ. Thời gian ấy cũng không chỉ là thời gian, đó là lịch sử. Tế Hanh cũng không chỉ là nhà thơ, anh còn là công dân, là chiến sĩ như nhân dân mình. Cố nhiên các việc ấy không ngăn chúng tôi – trong đó có Tế Hanh – viết bao nhiêu bài thơ dở! Nhưng kể về những bài hay, thì Tế Hanh đã có gấp 10 lần, 20 lần những bài trên mức Quê huơng và Vu vơ. Nhưng thơ đâu là số lượng. Nhờ có Cách mạng, nhờ có nhân dân, Tế Hanh đã đem một chất mới cho bản thân mình, riêng của mình, rất Tế Hanh và cái riêng ấy đã đóng góp vào cái chung của nền văn học.

        18-8-1985 Kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Tám Thơ và tù ngục

… Giải phóng quân mở cửa cả nhà giam

Đất nước Việt: Bắc – Nam – Trung thống nhất…

… Trận cuối cùng giành độc lập tự do

Kìa nắng mới: chói ngời qua song sắt

       Những câu thơ tiên tri ánh sáng, báo hiệu ngày lên như vậy là viết giữa bóng đêm, không phải chỉ sau song sắt mà trong xích xiềng và trước mũi súng các nhà tù Mỹ – ngụy.

        Giữa lễ kỷ niệm mười năm giải phóng, in một tập thơ của anh chị em ta viết trong các nhà tù, cũng không phải vì các bài thơ ấy, vì các anh chị em làm ra thơ ấy, mà vì hàng vạn đồng chí khác trong bóng đêm đã góp phần làm ra ánh sáng ngày nay. Chớ chuyện thơ trong tù là chuyện cũ mèm!


Thơ của Tế Hanh bộc trực tả tình

      Tế Hanh đã cưỡng lại cái hướng đi của cuộc sống đề gần ư, cuộc sống đang muốn đưa chúng ta đi xa, xa nữa. Không phải, chính khi anh “gần hóa” các sự vật kia, là anh đang viết trong hướng thuận, chứ không phải hướng nghịch. Cách mạng dù đưa chúng ta đi xa đến đâu cũng để làm cho chúng ta gần, gần với nhân dân, gần với nhân tình. Và nếu có một kỹ thuật của Tế Hanh thì cũng là kỹ thuật này: anh thổi cái tình người vào hạt giống, máy cày, chòm sao, tên lửa, vào cái tên sao trên trời hay tên phố dưới đất… làm cho nó thấm tình người, cho nó có hồn người, cái hồn như mảnh hồn làng anh từng viết.

Thơ của Tế Hanh bộc trực tả tình

        Là nhà thơ, ai không sử dụng hái tim mình. Nhưng nếu như người này nhân nó lên bằng tưởng tượng, tư duy, người kia chia nó ra thành nghìn mảnh nhỏ phân tích, Tế Hanh lại cộng nó cùng sự vật. Những nhà thơ kia ưng độc thoại, tự mình đi sâu vào trong trái tim mình, không sợ nó mô – cung, không sợ nó loa – thành, Tế Hanh lại thích mở rộng mình ra, đối thoại cùng khách thể. Mỗi nhà thơ có một cách riêng, và cộng nghìn cách ấy, ta có một diện mạo chung của một nước, một thời. Tế Hanh có kể chuyện, có nói ý, có tổ tình, có tưởng tượng, có đào sâu vào tiềm thức, có cấu trúc ngôn từ như tất cả các nhà thơ, nhưng ở anh, nhạc trưởng chỉ huy chính là tình cảm. Hay đúng hơn, Tình cảm đối với, đối với ai, đối với gì, đối với cuộc đời.

       Thơ của Tế Hanh vì thế bộc trực tả tình, trần tình, tình để ở trần, hơn là nấp sau, che dưới một cái tứ. Cố nhiên anh có nhiều bài lập tứ khá hay. Nhưng tứ ở anh không phải cái bẫy

       Cầu kỳ của trí tuệ để nhử những con chim kỳ lạ, mà chì là cái nhành giản đơn vừa đủ cho tình cảm bay về.

        Gần chục, hơn chục bài thơ của anh cấu tứ theo lối đối đáp. Nhu cầu đối thoại, giao tiếp là nhu cầu của trái tim cởi mở này. Hình như trước mắt anh luôn có một người bạn, một người em, một độc giả mà anh nói với. Nói bằng cái thể dỗ ru người là lục bát, bằng cái câu gần với tiếng nói, dễ lọt tai người là ngũngôn và bằng cái giọng nhẹ nhàng nhưng rất sâu thẩm:

Cúi đầu từ biệt mẹ

Từ biệt cả làng quê

Quê mẹ không còn mẹ

Bao giờ con lại về

Đó là những chữ thường gặp như nước ta uống hàng ngày không có gì lạ cả. Nhưng uống lên, thì đấy là thơ. Phép lạ hàng ngày.

Từ khóa tìm kiếm nhiều: bai tho thieu nhi